Hủy

9 kiểu người không bao giờ thành công trong công việc

Thứ Hai | 08/08/2016 06:40

Mối liên quan giữa kinh nghiệm và kiến thức với thành công nơi công sở dường như ngày càng giảm.
 

Nhà kinh tế học tại đại học Harvard David Deming đã nghiên cứu nhiệm vụ nơi làm việc từ năm 1980 đến nay và nhận thấy rằng những công việc nhấn mạnh kỹ năng xã hội tăng đến 24% trong khi những nhiệm vụ cần đến bí quyết kỹ thuật và kinh nghiệm tăng không đáng kể.

Ông Deming cũng nhận thấy rằng mức lương tăng mạnh nhất đối với công việc nhấn mạnh vào kỹ năng xã hội.

Kỹ năng xã hội và hiểu bản thân mình đóng vai trò quan trọng đối với chỉ số Trí thông minh cảm xúc (Emotional Intelligence - EQ) và nghiên cứu của TalentSmart với hơn một triệu người cho thấy, EQ đóng góp đến 58% hiệu quả công việc. Những người thiếu EQ thường rơi vào thế bất lợi hơn.

Bằng cách nghiên cứu những mẫu người thiếu EQ, bạn có thể tránh trở thành một trong những mẫu người đó. Hãy sử dụng kiến thức thu lượm được để tạo dựng khả năng hiểu rõ bản thân, đưa ra những nhận định và hoàn thiện mình hơn nữa.

Dưới đây là những kiểu người không bao giờ thành công nơi công sở.

1. Kẻ hèn nhát

Nỗi sợ có tác động cực kỳ mạnh mẽ. Tại nơi làm việc, những người bị nỗi sợ lấn át thường có những hành động thiếu sáng suốt và hành vi gây hại. Những đồng nghiệp hèn nhát sẽ mau chóng đỗ lỗi cho người khác, bao biện cho những sai lầm và không bao giờ dám đấu tranh vì lẽ phải.

2. Người bi quan

Đây là kiểu người luôn tiêu cực, và có khả năng khiến người xung quanh cũng cảm thấy tồi tệ bằng cách áp đặt suy nghĩ bi quan của mình lên bất cứ ai họ gặp. Họ luôn chỉ nhìn vào mặt tiêu cực của vấn đề và tìm ra điều gì đó để lo sợ ngay cả trong những tình huống bình thường và tưởng như vô hại nhất.

3. Kẻ kiêu ngạo

Tiếp xúc với kẻ kiêu ngạo thường khiến bạn lãng phí thời gian vì họ không bao giờ coi trọng những việc bạn làm. Có thể xem kiêu ngạo là phiên bản lỗi của tính tự tin và chúng luôn che giấu sự bất an bên trong.

Theo kết quả nghiên cứu của Đại học Akron, kiêu ngạo dẫn đến một loạt vấn đề tại nơi làm việc. Người kiêu ngạo thường có xu hướng làm việc kém hiệu quả hơn, luôn phản đối ý kiến của người kahcs và có vấn đề về nhận thức.

4. Người ba phải

Những người này luôn chọn cách thức ít bị phản đối nhất và không bao giờ có tư tưởng thay đổi.

Nếu bạn nhận thấy mình đang dần bị tẩy não bởi những gì những khác tin, hãy cẩn thận; sự "nguyên trạng" không bao giờ đưa đến sự vĩ đại.

5. Người thiệt thòi

Những người này nhanh chóng cho rằng thất bại của họ là do thiếu cơ hội.

Dù thành công là yếu tố quan trọng trong thành công của ai đó, song họ có được thành quả chủ yếu nhờ làm việc chăm chỉ. Điều những người thiệt thòi không nhận ra là chính thái độ của họ là trở ngại lớn nhất chứ không phải hoàn cảnh.

6. Người tính khí thất thường

Một số người hoàn toàn không kiểm soát được cảm xúc của họ. Họ sẽ liên tục đả kích và chĩa mũi dìu vào bạn và luôn cho rằng bạn là nguyên nhân khiến tâm trạng của họ tồi tệ như vậy.

Những người tính khí thất thường làm việc kém hiệu quả vì cảm xúc của họ là lu mờ nhận định và mất khả năng kiểm soát hủy hoại mối quan hệ của họ.

Hãy thận trọng với người tính khí thất thường, bởi họ sẽ đem bạn ra làm đối tượng để xả những bức bối trong lòng.

7. Nạn nhân

Rất khó nhận biết mẫu người này vì ban đầu bạn cảm thấy cảm thông với những vấn đề của họ. Nhưng cùng với thời gian, bạn bắt đầu nhận thấy rằng họ là những người lúc nào cũng gặp khó khăn.

Những nạn nhân này luôn tìm cách thoái thác trách nhiệm bằng việc biến mọi thử thách thành những nhiệm vụ bất khả thi. Họ không bao giờ coi khó khăn là cơ hội để học hỏi và tiến bộ mà thường coi chúng là dấu chấm hết.

8. Người khờ dại, cả tin

Những người này thực sự rất đáng thương. Họ chỉ biết đi theo đám đông và làm những gì người khác sai khiến.

Họ không dám thương lượng về lương bổng của mình, không dám từ chối ai và không nghi ngờ bất kỳ điều gì.

Bạn sẽ nhận được nhiều sự tôn trọng hơn nếu biết đấu tranh đúng lúc.

9. Người hay xin lỗi

Những người này luôn thiếu tự tin và chỉ biết xin lỗi vì những ý tưởng và hành động của họ.

Họ sợ thất bại và tin rằng nói xin lỗi là một giải pháp an toàn. Tuy nhiên, thực tế là những lời xin lỗi không cần thiết làm giảm giá trị ý tưởng của họ.

Nếu bạn thực sự tin rằng một ý tưởng nào đó đáng được chia sẻ, hãy chia sẻ chúng với sự tự tin.

Nhật Trường

Nguồn BI


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới