Hủy
Thế giới

Trung Quốc chuẩn bị có Thống đốc Ngân hàng Trung ương mới

Mạnh Đức Thứ Hai | 19/03/2018 14:01

Bloomberg

Trung Quốc đã đề cử ông Yi Gang (Dịch Cương) làm người lãnh đạo Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).
 

Trung Quốc có Thống đốc Ngân hàng Trung ương mới

Ông Yi từng là nhiều năm đảm nhiệm vị trí Phó thống đốc và là người đi đầu trong nỗ lực làm sạch khu vực tài chính của quốc gia và hiện đại hoá chính sách tiền tệ.

Vào ngày 19.3, Quốc hội Nhân dân Trung Quốc, cơ quan lập pháp của Trung Quốc, đã bỏ phiếu để thông qua đề cử của Chủ tịch Tập Cận Bình cho vị trí Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. Ông Lưu Hà, cố vấn kinh tế hàng đầu của ông Tập, được đề cử làm Phó thống đốc.

Bằng cách đề cử quan chức chính thức từng là nhân vật số 2 sau Thống đốc Chu Tiểu Xuyên trong hơn một thập niên, Trung Quốc cho thấy nước này đang muốn tạo ra sự liên tục tại Ngân hàng Trung ương. Ông Chu Tiểu Xuyên đã lèo lái PBOC qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, cải cách các công cụ chính sách tiền tệ và đưa đồng Nhân dân tệ vào rổ tiền tệ trong kỳ hạn 15 năm của ông.

Phát biểu trên kênh Bloomberg hôm Chủ nhật, Bộ trưởng Tài chính Mỹ về vấn đề quốc tế David Malpass nói rằng Yi là một "nhà lãnh đạo kỹ thuật rất mạnh với nhiều kỹ năng" và rằng Mỹ mong muốn có một "cuộc đối thoại mạnh mẽ với các nhà lãnh đạo mà Trung Quốc chỉ định".

Ông Yi, thừa hưởng một tổ chức có thể tạo nhiều ảnh hưởng hơn cả trong và ngoài nước hơn vào thời điểm ông Chu nhận nhiệm sở vào năm 2002, phải đối mặt với nhiều thách thức phức tạp hơn. Trong tập sẽ là thúc đẩy tiến trình cải cách nền tài chính mà không gây ra nhiều phản ứng phụ khi tỷ lệ nợ/GDP của nền kinh tế Trung Quốc đang hướng đến tỷ lệ 300%.

"Nhiệm vụ chính là chúng ta nên thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, thúc đẩy cải cách và mở cửa lĩnh vực tài chính, và duy trì sự ổn định của toàn bộ khu vực tài chính", ông Yi nói với các phóng viên hôm thứ Hai tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh sau khi được bổ nhiệm.

PBOC phải đối mặt với những nhiệm vụ tại một thời điểm của những thay đổi thể chế lớn. Tháng trước, Trung Quốc hợp nhất cơ quan quản lý ngân hàng và bảo hiểm, một động thái giúp ngân hàng trung ương có thể đưa ra các quy tắc cho khu vực tài chính và có khả năng trở thành cơ quan quyền lực nhất trong Ủy ban Củng cố và Phát triển tài chính mới.

Yi phải đối mặt ngay với một nhiệm vụ bình ổn thị trường trường tài chính dưới tác động của Mỹ bình thường hóa chính sách tiền tệ sau giai đoạn suy thoái.

Mối lo trong nước

"Chính sách tiền tệ của Trung Quốc nên chủ yếu dựa trên nền kinh tế trong nước và tình hình tài chính. Chúng tôi cần phải xem xét nó một cách toàn diện", ông Yi nói tại một cuộc họp báo vào ngày 9 tháng 3 khi ông được hỏi về việc liệu PBOC có theo bước Fed tăng lãi suất hay không.

Ông Yi đã gia nhập Ngân hàng Trung ương vào năm 1997 và từng giữ nhiều chức vụ khác nhau trước khi thăng cấp lên phó thống đốc và phụ trách Cục Quản lý Ngoại hối. Là người đứng đầu cơ quan quản lý tiền tệ, ông đã là nhân tố góp phần gia tăng dự trữ dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc (vốn là lớn nhất thế giới), đạt đỉnh điểm vào năm 2014 với gần 4 nghìn tỉ USD, cùng với việc nới lỏng các hạn chế giao dịch tiền tệ  và tăng cường quốc tế hóa đồng NDT.

Nền giáo dục Mỹ

Giống như ông Chu, Yi là một người nói tiếng Anh lưu loát có quan hệ tốt với các nhà lãnh đạo kinh tế toàn cầu. Yi tốt nghiệp tại Đại học Hamline ở St. Paul, Minnesota, và tiến sĩ  kinh tế học tại Đại học Illinois trước khi chuyển sang Đại học Indiana tại Indianapolis làm giáo sư năm 1986, theo tiểu sử chính thức của ông tạo PBOC.

Ông Yi sẽ là người ảnh hưởng đến các quyết định giúp định hình bối cảnh tài chính toàn cầu trong một nền kinh tế đóng góp khoảng 1/3 tăng trưởng toàn cầu. Ông sẽ cần phải theo dõi lạm phát được dự báo sẽ tăng tốc trong năm nay và chống lại nguy cơ dòng vốn lại có thể tháo chạy khỏi đại lục trong năm nay. Hơn nữa, ông cũng phải cải thiện quan hệ các nhà đầu tư toàn cầu và thị trường trái phiếu trong khi thúc đẩy vai trò của Trung Quốc trong các tổ chức toàn cầu như Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Nền kinh tế đã có sự tăng trưởng bất ngờ vào năm ngoái, năm có tất cả các quý tăng trưởng lần đầu tiên trong năm kể từ năm 2010.

Tăng trưởng chậm lại

Sự chuyển giao lãnh đạo mới đến vào thời điểm Trung Quốc đang nhận thức về những rủi ro mà nền kinh tế đang phải đối mặt, từ một cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ đến việc sụp đổ tài chính vốn đã là lo ngại từ bấy lâu nay. Ngay cả khi không có cú sốc tiêu cực, các nhà kinh tế nhận thấy chiến dịch nhằm kiềm chế tín dụng và làm chậm lại thị trường bất động sản của chính phủ sẽ tạo ra một cú sốc không tránh khỏi trong năm nay. GDP Trung Quốc sẽ chỉ tăng trưởng 6,5% trong năm nay, theo ước tính của Bloomberg.

Trong một cuộc phỏng vấn ở Buenos Aires, ông Hung Tran, Giám đốc Điều hành của International Institute of Finance cho hay, vào một thời điểm khó khăn, việc Yi được bổ nhiệm đã mang lại sự ổn định.

Ông nói: "Trong 1-2 năm qua, lãnh đạo Trung Quốc đã bắt đầu chú trọng vào sự cần thiết phải làm chậm sự tăng trưởng của tín dụng, đặc biệt là trong lĩnh vực phi ngân hàng. Họ đã hiểu rõ các vấn đề và thẳng thắn tiếp cận, và cởi mở hơn. Tôi đánh giá cao điều này".

Nguồn Bloomberg


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới