Hủy
Thế giới

Thủ tướng Anh Theresa May thất cử nặng nề

Mạnh Đức Thứ Tư | 16/01/2019 09:04

Thỏa thuận Brexit của chính phủ do bà May lãnh đạo đã bị công kích từ tất cả các phía của Hạ viện

Thỏa thuận Brexit của chính phủ bà Theresa May đã bị Hạ viện Anh bác bỏ với tỉ lệ 432 phiếu chống, 202 phiếu thuận.
 

Bà Theresa May đã thất bại nặng nề tại Hạ viện vào ngày 15 tháng 1. Thỏa thuận Brexit của chính phủ do bà lãnh đạo đã bị công kích từ tất cả các phía của Hạ viện. Phe đối lập Công Đảng nói rằng nó có thể có được một thỏa thuận tốt hơn. Những người theo chủ nghĩa dân tộc và đảng Dân chủ Tự do Scotland chống lại Brexit dưới mọi hình thức.

Những người theo Liên minh Dân chủ, những người thường ủng hộ bà May, không thể tuân thủ thỏa thuận có backstop (Giải pháp “lưới an ninh” của EU - nhằm giữ Bắc Ireland trong liên minh thuế quan với khối EU). Thậm chí đa số các thành viên Đảng Bảo thủ của bà May cho biết họ sẽ bỏ phiếu chống lại chính phủ, hầu hết trong số họ vì họ nghĩ rằng thỏa thuận sẽ khiến Anh quá gần Liên minh châu Âu.

Philip Cowley thuộc Đại học Queen Mary, London, một chuyên gia về các cuộc nổi dậy, đã đưa ra một danh sách 5 cuộc nổi loạn lớn nhất trong kỷ nguyên hậu chiến tranh. Danh sách của ông đo lường số phiếu chống lại chính phủ của các nghị sĩ của chính đảng nắm quyền, thay vì quy mô của thất bại chung.

Thu tuong Anh Theresa May that cu nang ne
Các vị thủ tướng Anh bị chính những thành viên Quốc hội thuộc đảng của mình phản đối trong một cuộc bỏ phiếu. Trong hình là những phiếu chống lại Thủ tướng trong một cuộc bầu cử nào đó. Trước đó, ông Toni Blair là người phải nhận tới hơn 120 phiếu chống khi đưa quân vào Iraq. Sau ngày 15.1.2019, bà May sẽ dẫn đầu danh sách này.

Bảy mươi hai nghị sĩ Đảng Bảo thủ đã công khai phản đối thỏa thuận Brexit, theo một số liệu của ConservativeHome. Điều đó sẽ khiến bà May bị trói ở vị trí thứ năm với Margaret Thatcher, 72 trong số các nghị sĩ chống lại kế hoạch bãi bỏ luật giao dịch vào Chủ nhật năm 1986.

Nhưng một vài chục thành viên Bảo thủ đã gây ra những tiếng ồn không vui về thỏa thuận Brexit. Con số nghị sĩ chống lại điều này có thể tăng lên trên 100, có thể sẽ khiến bà May ở vị trí thứ hai sau Tony Blair, người phải đối mặt với số phiếu chống lên tới 139 về kế hoạch đưa Anh chiến đấu với Iraq năm 2003.

Mức độ thất bại là quan trọng. Nếu bà May thua bởi với một tỉ số sít sao, ít hơn 50 phiếu, bà có thể có khả năng tuyên bố rằng, với một vài điều chỉnh, có thể đạt được thỏa thuận trong lần thử thứ hai. EU dường như không đồng ý với bất kỳ thay đổi lớn nào. Nhưng một vài lời ấm áp trong tuyên bố chính trị chính thức đi kèm với văn bản pháp lý của thỏa thuận có thể đủ để khiến những người Bảo thủ phản đối kế hoạch dao động và xuống thang, nếu Anh tiếp cận ngày khởi hành dự định vào ngày 29 tháng 3 mà không có thỏa thuận nào.

Mặt khác, nếu bà May mất nhiều hơn 100 phiếu (thực còn tệ hơn khi bà thua tới hơn 200 phiếu), thật khó để những chuyển biến ở Brussels có thể thay đổi ý định của các thành viên Nghị viện Anh. Vào thời điểm đó, chính phủ sẽ phải xem xét một liều thuốc mạnh hơn: một cuộc tổng tuyển cử, một cuộc trưng cầu dân ý thứ hai hoặc rời khỏi EU mà không có thỏa thuận nào cả.

Nếu thua cuộc, bà May phải phác thảo kế hoạch của mình trước Quốc hội trong vòng ba ngày làm việc, trước ngày 21.1. Nhiều khả năng việc rút khỏi EU theo lịch trình của Anh sẽ bị trì hoãn. Và tỉ lệ cược nước Anh sẽ không rời khỏi EU ngày càng giảm đi (hàm ý xác suất Anh ở lại là cao).

Nguồn Economist


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới