Hủy
Kinh Doanh

Giá quặng sắt tăng vọt sau khi ngành thép được “tháo gông”

Nhật Lệ Thứ Tư | 09/02/2022 16:34

Trung Quốc vừa cho ngành công nghiệp thép khổng lồ của mình thêm 5 năm để hoàn thành mục tiêu đạt đỉnh về lượng khí thải carbon. Ảnh: Bloomberg

Giá quặng sắt đã phá vỡ mốc 150 USD/tấn sau khi Bắc Kinh loại bỏ các mục tiêu xanh của ngành thép, như một động thái “tháo gông” cho ngành này.
 

Trung Quốc vừa cho ngành công nghiệp thép khổng lồ của mình thêm 5 năm để hoàn thành mục tiêu đạt đỉnh về lượng khí thải carbon. Điều này khiến quặng sắt tăng vọt khi các nhà đầu tư coi động thái này là một trọng tâm mới để hỗ trợ nền kinh tế.

Sản xuất thép chiếm khoảng 15% lượng khí thải carbon của Trung Quốc. Ngày 7/2 vừa qua, chính phủ nước này đã đặt năm 2030 là thời hạn mới cho mức phát thải cao nhất đối với ngành, so với mục tiêu trước đó là năm 2025. Điều đó cho thấy thêm dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang điều chỉnh lại chiến lược khí hậu của mình trong bối cảnh giá hàng hóa năm 2021 tăng đột biến và thúc đẩy nền kinh tế một cách mạnh mẽ hơn. 

 

Ông Xu Xiangchun, một nhà phân tích tại Mysteel cho biết: “Đây là một sự điều chỉnh lớn đối với thời gian biểu, giúp ngành thép có thể đạt được mức phát thải cao nhất một cách có trật tự. Ông nói thêm “ Việc vội vàng đáp ứng các mục tiêu carbon có thể dẫn đến ‘chi phí kinh tế không thể chịu nổi’”. 

Sự xoay trục chính sách là một dấu hiệu khác cho thấy Bắc Kinh đang thay đổi quỹ đạo của các kế hoạch khử carbon của mình để đảm bảo những thay đổi công nghiệp không dẫn đến lạm phát hoặc thiếu hụt. Tháng trước, Chủ tịch Tập Cận Bình nói rằng các mục tiêu khí hậu không được làm ảnh hưởng đến nguồn cung cấp hàng hóa “đảm bảo cuộc sống bình thường của quần chúng”.

Quặng sắt tăng vượt 150 USD/tấn, với kỳ vọng tăng cơ sở hạ tầng để làm dịu suy thoái kinh tế Trung Quốc. Hoạt động xây dựng nhiều hơn có xu hướng đồng nghĩa với sản lượng thép cao hơn, do đó làm tăng nhu cầu quặng sắt nhưng đồng nghĩa với việc nhiều khí nhà kính hơn.

Nguyên liệu sản xuất thép đã tăng trở lại hơn 70% so với mức lao dốc của tháng 11 do kỳ vọng tăng trưởng ổn định hơn vào năm 2022. Theo ông Li Shuo, nhà phân tích của Greenpeace East Asia, sự thay đổi chính sách có thể khiến mục tiêu tổng thể của Trung Quốc là đạt mức phát thải cao nhất vào năm 2030. Các lĩnh vực truyền thống như thép sẽ cần đạt đỉnh sớm hơn nhiều để tạo không gian cho các lĩnh vực như giao thông vận tải vẫn đang phát triển. 

Có thể bạn quan tâm 

Cổ phiếu thép liệu có “vào sóng”?

Nguồn Theo Bloomberg


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới