Hủy
Góc nhìn chuyên gia

“Đãi cát tìm vàng” trong đầu tư

Ông Trần Thăng Long, Chứng khoán BIDV (BSC) Thứ Tư | 20/03/2024 17:58

Ông Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích, Công ty Chứng khoán BIDV (BSC). Ảnh chụp màn hình từ Talkshow Phố Tài chính.

Hàng hóa Việt Nam đang xuất đi khá là nhiều, từ đó cũng tạo nền tảng khá là lớn cho những doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam.
 

Trong suốt thời gian hơn hai tháng vừa qua, có thể thấy không chỉ ở Việt Nam mà trên thị trường tài chính quốc tế chúng ta thấy rất nhiều loại tài sản tăng giá. Theo chia sẻ của ông Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích, Công ty Chứng khoán BIDV (BSC), sự đồng pha này không chỉ đến từ những yếu tố nội tại trong nước mà đến từ những yếu tố chuyển biến từ kỳ vọng từ phía bên ngoài. Đặc biệt là sang năm 2024, đại đa phần các nhà tài chính đều có một kỳ vọng chung rằng mặt bằng lãi suất của đồng USD sẽ bắt đầu giảm, theo đó mức định giá của các tài sản tài chính đều gia tăng. 

 

Thanh khoản trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong những phiên gần đây luôn ở trạng thái dồi dào, và thường dao động quanh mốc 1 tỉ USD mỗi phiên. Theo ông Long, nguyên nhân dẫn đến dòng tiền dồi dào hơn trên thị trường chứng khoán là do nhà đầu tư nhìn thấy triển vọng tương lai tốt hơn, cơ hội để đón nhận một xu hướng tăng trưởng về mặt doanh thu, lợi nhuận trong thời gian tới. Cùng với đó, dòng tiền đi vào thị trường chứng khoán cũng được kích hoạt một phần bởi mặt bằng lãi suất hiện khá thấp, lãi suất tiền gửi tiết kiệm 12 tháng hiện khoảng 5%/năm, điều đó khiến cho dòng tiền tham gia nhiều vào thị trường hơn. 

 

Nhìn nhận về các nhóm ngành, ông Long cho rằng thị trường luôn luôn có sự xoay chuyển giữa các nhóm cổ phiếu khác nhau. Trong một thị trường lành mạnh và một chu kỳ tăng trưởng đủ dài, nhà đầu tư thường sẽ quay vòng và quan tâm đến phần lớn tất cả các ngành. Còn đối với câu chuyện của năm nay thì bên cạnh kỳ vọng thị trường thì sẽ có những câu chuyện có thể xuyên suốt bởi điều kiện cũng như về mặt chính sách hiện tại. 

Thứ nhất là các ngành hỗ trợ cho hoạt động tăng trưởng xuất nhập khẩu. Chúng ta thấy rằng Việt Nam tham gia rất nhiều các hiệp định FTA, thêm vào đó Việt Nam ngày càng có những ký kết, nâng cấp đối tác với rất nhiều quốc gia lớn trên thế giới. Do vậy, những ngành theo chuỗi chu kỳ đó chẳng hạn như khu công nghiệp hay logistic vẫn sẽ được hưởng lợi. 

Nhóm thứ hai là liên quan đến hạ tầng. Năm 2023, giải ngân vốn đầu tư công của Việt Nam đạt khoảng 600.000 tỉ đồng, và năm 2024 cũng có một kế hoạch giải ngân tương đương và cao hơn so với năm 2023.

Ngoài ra, vào thời điểm cuối năm 2023 và đầu năm 2024, chúng ta đã có Luật sửa đổi liên quan đến các hoạt động kinh doanh bất động sản như là Luật Nhà ở, Luật đất đai, thì đây cũng là những điểm rất quan trọng về mặt pháp lý, mặc dù chưa có hiệu lực ngay nhưng cũng đã tạo một hành lang để chúng ta nhìn thấy sự quy củ dần của các thị trường. Cùng với đó là giúp bảo vệ thêm quyền lợi của những người mua nhà ta. Theo đó, chúng ta có thể kì vọng thanh khoản thị trường bất động sản sẽ trở nên tốt hơn, và cũng giúp cho những ngành nghề khác trong nền kinh tế được đi theo, trong đó có ngành tài chính như là ngân hàng, chứng khoán hay bảo hiểm. 

Ngoài ra, về xuất nhập khẩu năm nay hàng hóa Việt Nam đang xuất đi khá là nhiều, từ đó cũng tạo nền tảng khá là lớn cho những doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam và đó cũng là nhóm ngành mà nhà đầu tư nên lưu ý trong thời gian sắp tới. 

Bài viết được thuật lại theo chia sẻ của ông Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích, Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) tại Talkshow Phố Tài chính. 

Có thể bạn quan tâm 

Năm 2024 sẽ được kế thừa những nỗ lực của năm 2023


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới